Top 10 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở hà nội
Những công trình chùa chiền tại thủ đô Hà Nội không chỉ là nơi du khách đến để lễ Phật, dâng hương mà còn là nơi lưu giữ những di tích, hiện vật lịch sử từ nhiều thời xa xưa. Vì thế khi có dịp đến vùng đất cổ kín này thì hãy dành thời gian tham quan các cảnh chùa nhé. Dưới đây là tổng hợp 10 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua.
1 Chùa Trấn Quốc
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ mở cửa: 08h00 - 16h00
Ưu điểm: Còn lưu giữ được lối kiến trúc cổ xưa và nhiều giá trị lịch sử và tâm linh
Nhược điểm: Đường lên chùa khá xa
Chùa nằm trên một hòn đảo nhỏ phía Đông hồ Tây với vẻ đẹp uy nghiêm, diễm lệ, vẹn nguyên như dáng hình được tạo dựng cách đây 1500 năm.
Vào thời Lý, Trần, chùa Trần Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long. Ngày này ngôi chùa này thu hút du khách nhiều nơi nhờ vào lối kiến trúc độc đáo tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng mà an lành giữa hồ nước mênh mang.
Đã qua hàng ngàn năm nhưng cho đến này kết cấu và nội thất của chùa vẫn tuân thủ theo trình tự và nguyên tắc của Phật giáo với tòa Bảo tháp lục độ đài sen màu đỏ nổi bật ở giữa khuôn viên chùa.
2 Chùa Hương
Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Giờ mở cửa: Cả ngày
Ưu điểm: Mang đậm giá trị tâm linh, văn hóa lịch sử lâu đời. Cảnh đẹp đa dạng từ núi rừng đến hang động.
Nhược điểm: Đường đến chùa khó đi.
Chùa Hương là một trong những cái tên quen thuộc không chỉ với người dân Hà Nội mà các vùng miền khác cũng biết đến. Bởi lẽ đây là điểm đến đã đi vào rất nhiều tác phẩm văn học ca ngợi vẻ đẹp và những giá trị thiêng liêng của cảnh sắc và lịch sử của ngôi chùa. Chùa Hương, hay chùa Hương Sơn là quần thể tôn giáo – tâm linh nằm ven bờ phải sông Đáy, được hình thành từ thế kỳ 15.
Nơi đây được gọi là quần thể vì được tập hợp bởi các công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Quần thể chùa Hương bao gồm rất nhiều ngôi chùa thờ Phật, và các đình, đền thờ những vị thần và còn được gọi là chùa Trong và chùa Ngoài phân theo vị trí địa lý.
“Trẩy hội chùa Hương" từ lâu đã là hoạt động thường niên mỗi dịp lễ Phật Đản hay lễ Tết. Du khách bốn phương nô nức về đây ngoài đến dâng hương lễ Phật còn mong muốn tham gia vào các hoạt động văn hoá như chèo thuyền, leo núi, nghe hát chèo, hát văn,...
Tham khảo thêm: Lễ hội chùa Hương ở đâu, diễn ra khi nào? Nguồn gốc, ý nghĩa
3 Chùa Bộc
Địa chỉ: 14 Phường Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: 06h00 - 19h00
Ưu điểm: Ngôi chùa vẫn còn giữ được nét rêu phong và nhiều dấu vết chiến tranh thời xưa.
Nhược điểm: Chùa khá đông đúc khi đến dịp lễ lớn.
Chùa Bộc, còn có tên là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, được cho là khởi lập từ thời Hậu Lê với mục đích ban đầu là để thờ Phật. Tuy nhiên trải qua thời kỳ chiến tranh ác liệt, ngôi chùa lúc bấy giờ nằm gần chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh, nên còn được xem là nơi để tưởng nhớ vua Quang Trung và vong linh những người lính tử trận.
Hiện tại chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, và vẫn còn lưu giữ những cổ vật giá trị từ thời Tây Sơn.
Ngày nay dù chùa tọa lạc trên một con phố tấp nập, sôi động nhưng không gian nơi đây vẫn yên bình, tĩnh lặng. Đặc biệt trong chùa còn có một cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Nam nổi tiếng nữa.
Địa chỉ: Tình Quang, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
Số điện thoại: 0966691633
Ưu điểm: Cảnh sắc tuyệt đẹp, không gian yên tĩnh.
Nhược điểm: Cách xa trung tâm Hà Nội.
Chùa Phổ Quang, hay còn gọi là chùa Tình Quang, do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử kiến tạo và thành lập dưới thời vua Lê Thái Tông, tức cách đây khoảng 800 năm. Từ lúc ban đầu được xây dựng nơi đây được xem là chốn đại danh lam thắng cảnh của giang sơn thờ thành hoàng làng, và thờ Phật.
Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử và nhiều lần trùng tu, kiến trúc ban sơ của ngôi chùa đã không còn nhưng hệ thống tượng tròn ở hiên chùa vẫn còn giá trị nghệ thuật của nó.
Nơi đây là chốn linh thiêng, an lạc thường được nhiều người lui tới để tìm về an yên và cầu điều lành.
Địa chỉ:116 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Website:Chùa Láng
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chùa có tên chính thức là Chiêu Thiền Tự. Nguồn gốc của chùa Láng là được xây trên chính nền nhà cũ của thiền sư Từ Đạo Hạnh từ thời vua Lý Thần Tông. Vì thế ngoài thờ Phật và các thần, chùa Láng còn là nơi thờ vua Lý và vị thiền sư này.
Điểm ấn tượng của chùa là công trình kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên, từ sân vườn đến những hàng cây cổ thụ. Nên ngày xưa chùa còn được biết đến là đệ nhất tùng lâm của chốn kinh kỳ Thăng Long.
Một sự việc thú vị về nơi này là khi xưa, các sĩ tử thường đến chùa Láng cầu xin thi cử đỗ đạt. Ngày nay, trước sân chùa là điểm ôn bài lý tưởng của các bạn học sinh, sinh viên vì sự kiện lịch sử này và cũng bởi nơi đây quá mát mẻ và yên tĩnh.
6 Chùa Pháp Vân
Địa chỉ: Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội
Ưu điểm: Không gian rộng rãi, yên tĩnh, có tòa tháp cao ngắm được phong cảnh xung quanh.
Nhược điểm: Chùa khá tấp nập và đông đúc vào thời điểm lễ lớn.
Chùa Pháp Vân, còn có tên chùa Nành, chùa Cả, là một ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nội. Được xây dựng từ thế kỷ 11, dưới thời nhà Lý, trải qua nhiều lần trùng tu hiện chùa nhưng vẫn còn giữ nguyên những kiến trúc điêu khắc trạm trổ cổ kính khi xưa. Trong khuôn viên chùa còn tọa lạc một ngôi Thủy Đình nổi bật trên hồ nước, vốn là nơi biểu diễn múa rối nước ở chùa năm xưa.
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: Cả ngày
Ưu điểm: Mang nhiều giá trị linh thiêng và cảnh vật đẹp.
Nhược điểm: Chùa thường đông khách vào ngày rằm, lễ Phật Đản lớn.
Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở được thành lập lâu đời và ngày nay đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Cũng giống như chùa Bộc, chùa Phúc Khánh cũng là một phần trong sử tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh và trải qua nhiều lần trùng tu do vết tích lịch sử.
Nơi đây thu hút đông đảo Phật tử đến cầu an, chiêm bái, hay dâng sao giải hạn vào mỗi độ Tết đến xuân về hay ngày rằm quan trọng.
Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 06h00 - 19h00
Ưu điểm: Ngôi chùa cổ có lối kiến trúc của vùng Bắc Bộ và chứa đựng nhiều giá trị tâm linh.
Nhược điểm: Bạn nên lưu ý tránh các hành vi ăn xin, mua bán trước và xung quanh khu vực chùa.
Ngôi chùa này đã xuất hiện từ thế kỷ 15 được vua Lê Thế Tông cho xây dựng với lối kiến trúc mang đậm phong cách của vùng Bắc Bộ thời xưa với mái vòm, ngói vảy, tam quan, nằm giữa là lầu chuông.
Đặc biệt chùa Quán Sứ lâu nay còn được biết đến là một trung tâm Phật giáo Việt Nam. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và văn phòng đại diện của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình tại Việt Nam (ABCP) cũng được đặt tại chùa.
9 Chùa Linh Ứng
Địa chỉ: 290 Khâm Thiên, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội
Ưu điểm: Phong cảnh chùa đẹp và thanh tịnh.
Nhược điểm: Đường lên chùa khó khăn.
Chùa Linh Ứng được xây từ thế kỷ 19 và tôn tạo nhiều lần nên giờ đây ngôi chùa trông rất khang trang. Ngoài thờ Phật, chùa còn là nơi thờ đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, và còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật quý từ thời Nguyễn.
Hiện tại chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia với những giá trị lịch sử, tâm linh và là chốn được nhiều người dân thủ đô và du khách gần xa ghé thăm.
10 Chùa Hà
Chùa Hà
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Phố Phường Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ mở cửa: 08h00 - 18h00
Ưu điểm: Có nhiều giá trị lịch sử và được mọi người đến cầu an, cầu duyên.
Nhược điểm: Được tu sửa nhiều lần nên không còn nhiều nét cổ xưa như các chùa cổ khác.
Chùa Hạ cùng với Đình Bối Hà, tạo thành cụm di tích đình – chùa Hà, là nơi lui tới thường xuyên của nhiều Phật tử đến để cầu an cầu duyên.
Chùa Hà được cho rằng xây dựng từ nhà Lý hoặc Lê, qua nhiều giai đoạn binh hỏa trong chiến tranh chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nên có bề ngoài khang trang, thoáng đãng.
TAXI NỘI BÀI VỀ HÀ NỘI VÀ ĐI CÁC TỈNH GIÁ RẺ TRỌN GÓI,LIÊN HỆ:0976096161/02462938608 ĐỂ ĐẶT XE NHANH NHẤT.Bài viết mới nhất
XE TAXI TỪ TRÀNG TIỀN HÀ NỘI ĐI SÂN BAY NỘI BÀI
TAXI TỪ BÀ TRIỆU ĐI SÂN BAY NỘI BÀI GIÁ RẺ
SỐ ĐIỆN THOẠI TAXI TỪ HAI BÀ TRƯNG ĐI SÂN BAY NỘI BÀI
SỐ ĐIỆN THOẠI TAXI TỪ PHỐ CỔ ĐI SÂN BAY NỘI BÀI
TAXI TỪ HOÀN KIẾM ĐI SÂN BAY NỘI BÀI:0976096161/0977324145
TAXI TỪ HOÀN KIẾM ĐI SÂN BAY NỘI BÀI BAO NHIÊU TIỀN
TAXI NỘI BÀI VỀ HÀ NỘI HÀNH TRÌNH AN TOÀN VÀ TIỆN LỢI
CÁC KHÁCH SẠN GẦN SÂN BAY NỘI BÀI
Bài viết cùng chuyên mục
Trải nhiệm dịch vụ khách san taxi ở Newyork
Lái taxi một nghề nguy hiểm
Kinh nghiệm chống nóng cho taxi
taxi chiều về giả pháp cho cộng đồng xã hội
Giá xăng tăng, cước taxi tăng giá
Taxi noi bai- đi taxi thế nào cho tiết kiệm
Dịch vụ taxi nội bài đi giao thủy nam định
Dịch vụ taxi nội bài đi hải hậu nam định
Taxi nội bài đi mỹ lộc
Taxi nội bài đi nam trực
taxi nội bài đi nghĩa hưng
Nội bài đi trực ninh
Noi bai đi vụ bản nam định
Taxi noi bai di xuân trường
Taxi noi bai đi ý yên nam định
Cam kết giá tốt nhất
Miễn phí hủy
Bồi thường nếu sai giờ
Có hóa đơn
Phục vụ trên cả nước