Hotline: Zalo/Viber: 0976096161

Taxi Nội Bài đi Ninh Giang, Hải Dương trọn gói

Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương: Liên hệ đặt xe sớm để được hưởng giá ưu đãi giảm 50% giá cước xe chiều về, đặc biệt là chúng tôi có dịch vụ liên kết xe chạy tỉnh giá rẻ giảm tới 50%. Hãy nhấc điện thoại và bấm số 0976096161 để lựa chọn các hãng taxi phù hợp.
Taxi Sân Bay Nội Bài đi Ninh Giang, Hải Dương, Taxi Sân Bay Nội Bài, Ninh Giang, Hải Dương

Dịch vụ Taxi Sân Bay Nội Bài đi Ninh Giang, Hải Dương


Bạn muốn gọi Taxi đi sân bay hoặc muốn có lãi xe đón bạn tại sân bay Nội Bài nhưng không nhớ số, bạn cần Taxi Airport, taxi Mai Linh, Viet Thanh Taxi nhưng không nhớ được, Bạn muốn taxi giá rẻ hoặc xe vip, xe tải… biết bao con số khác nhau, thật khó để nhớ được. Nhưng giờ đây, việc gọi xe đã trở nên đơn giản vì đã có Tổng đài Taxi Nội Bài 0976096161

Liên hệ đặt xe sớm để được hưởng giá ưu đãi giảm 50% giá cước xe chiều về, đặc biệt là chúng tôi có dịch vụ liên kết xe chạy tỉnh giá rẻ giảm tới 50%. Hãy nhấc điện thoại và bấm số 0976096161 để lựa chọn các hãng taxi phù hợp.
 
Hiện tại Tổng đài Taxi Nội Bài đang liên kết với các hãng xe sử dụng các loại xe đời mới để phục vụ khách hàng: xe 4 chỗ như: Toyota Vios, Gentra Daewoo; loại xe 7 chỗ như: Toyota Zace, Toyota Innoval...

Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương:


Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 20o 43&;vĩ Bắc,106o 24&; kinh Đông; phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) qua sông Luộc, phía Bắc giáp xã Đồng Tâm, Tây Giáp xã Hiệp Lực, phía Tây Nam giáp xã An Khê, phía Đông Giáp xã Hà Kỳ. Theo đường bộ Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29 km, Hà Nội 87 km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A, 37B, 217

    - Đi Hải Dương - Vĩnh Bảo bằng đường 37A
    - Đi Quí Cao- Hải Phòng bằng đường 37B
    - Đi Quỳnh Phụ Thái Bình bằng đường 217
    - Đi Hưng Yên bằng tuyến sông Luộc

Ninh Giang cách biển 25 km(đường chim bay) Thời tiết khí hậu như Hải Phòng và Thái Bình

Thời Pháp thuộc dân số phủ lỵ Ninh Giang có khoảng 7000 người, gốc gác từ nhiều vùng: Hài Phòng, Bắc Thái,Thái Bình,Hà Nội xong gốc Hà Nam là chủ yếu. Người Hoa cũng đến lập nghiệp ở đây có khoảng 100 hộ Hoa Kiều. Người Hoa thường lập thành hang bang riêng của họ. Năm 1996 dân số thị trấn là 8071 người, dân số huyện Ninh Giang là 146.780 người, có diện tích 135,4 km².

Phủ Ninh Giang; Tên gọi Ninh Giang có chính thức từ năm 1822.

Cuối triều Trần gọi là Hạ Hồng. Sang triều Lê, đời Quan Thuận(1460-1669) đặt là phủ Hạ Hồng và quản 4 Huyện: Huyện Trường Tân (tức Gia Lộc), huyện Tứ Kỳ, Huyện Thanh Miện và huyện Vĩnh Lại (tức huyện Ninh Giang và huyện Vĩnh Bảo ngày nay). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2(1741) đổi thành đạo Hạ Hồng. Dưới triều Nguyễn năm Gia Long thứ nhất(1802) gọi là phủ Hạ Hồng.

Vào năm Minh Mạng thứ 3(1822) đổi thành phủ Ninh Giang.Lúc ấy, Ninh Giang quản 4 huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện & Vĩnh Lại. Năm Tự Đức thứ 4 Phủ Ninh Giang quản 4 huyện:Vĩnh Lại, Vĩnh Bảo, Gia Lộc và Tứ Kỳ.

Huyện Ninh Giang: Từ triều Trần về trước gọi là huyện Đồng Lợi, đến Lê Lợi đổi thành Đồng Lại. Vào đời Quang Thuận(1460-1469) đổi thành huyện Vĩnh Lại. Năm Minh Mạng thứ 19(1838) cắt 5 Tổng của Huyện Tứ Kỳ, 3 Tổng của huyện Vĩnh Lại thành lập ra huyện Vĩnh Bảo còn lại 8 Tổng với 88 xã thôn trang trại. Tên Vĩnh Lại duy trì đến năm 1919.

Năm Thành Thái thứ 9(1897) Pháp đặt sở đại lý ở Ninh Giang. Năm 1919 Pháp bỏ cấp Phủ- cấp hành chính trung gian-phủ chỉ là tên gọi cho những huyện lớn và quan trọng, không quản các huyện nữa vì vậy sau năm 1919 tên gọi Ninh Giang thay cho tên gọi Vĩnh Lại. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, vào năm 1951, Ninh Giang là cấp quận và thuộc tỉnh Vĩnh Ninh. Tỉnh Vĩnh Ninh gồm các quận: Ninh Giang, Hà An, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và Phụ Dực. Hòa bình lập lại năm 1954 Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương và năm 1968 thuộc Hải Hưng. Ngày 1/4/1979 Ninh Giang và Thanh Miện nhập lại thành huyện Ninh Thanh. Tháng 3/1996 Ninh Thanh lại tách trở lại theo ranh giới 2 huyện cũ.

Lỵ sở Ninh Giang

Lỵ sở Ninh Giang trước đóng ở Gia Lộc (có thuyết nói rằng xã Kinh Kiều), năm Gia Long thứ 7(1808) ròi về xã Quí Cao(huyện Tứ Kỳ), đến năm Gia Long thứ 10(1811) phủ lỵ rời về xã Phù Cựu (thuộc Huyện Vĩnh Lại), đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) thì rời về Tổng Bất Bế (tức Ninh Giang ngày nay).

Phủ Ninh Giang ngày xưa có thành đất bao quanh. Thành dài 171 trượng(684m) cao 6 thước 2 tấc. 4 mặt thành có hào, 3 cửa ra xã Tranh Xuyên. Hòa bình lập lại năm 1954 Ninh Giang được phân cấp là thị xã. 9/1959 điều chỉnh lại là thị trấn.

Vùng đất Ninh Giang xưa trong một số bộ sử và tiểu thuyết đã nhắc tới. Mỗi thời kỳ với những tên gọi khác nhau, được nhắc tới nhiều nhất là Hồng Châu, Hạ Hồng, Vĩnh Lại.

Kết quả khảo sát và khảo cổ học năm 1982 ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) giáp với Ninh Giang qua sông Luộc, phát hiện thấy phế tích mộ đời Hán. Công trình trên kết luận: vùng đất Quỳnh Phụ ít ra trước kia cũng có dân cư trước Công nguyên, cư dân từ trung du (Vĩnh Phú,Tuyên Quang) hoặc Biển(Thanh Hóa –Nghệ An) đến lập nghiệp ở đây. Ninh Giang xa biển hơn Quỳnh Phụ, đất bồi tụ trước quỳnh Phụ vì vậy mà sẽ có dân cư trước Quỳnh Phụ. Như vậy muộn nhất cư dân Ninh Giang cũng phái có trước Công nguyên (tức hơn 2000 năm).

-Năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nhà Hán cử Mã viện sang đàn áp. Tại cùng Hạ Hồng dã chứng kiến cuộc giao tranh giữa 2 bên. Phá vây ở Hạ Hồng Hai Bà chạy về Thạch Bàn. Đô Lượng 1 tướng giỏi của Hai Bà Trưng có cứ quân đóng ở Hiệp Lực (Ngã ba sông Hóa).

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đất nước lại trải qua 1000 năm Bắc thuộc. -Vào thế kỷ thứ X, tương truyền rằng có một người ở làng Cúc Bồ(nay là xã Kiến Quốc) là Khúc Thừa Dụ đã chiêu binh mã nổi dậy chống quân đô hộ phương Bắc. Trong lịch Triều hiến chương loại chí có ghi:

-"Cuối đời Đường thổ hào là Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu chiếm lấy cứ thành tự xưng là Tiết Độ Sứ.. rồi đến cháu là Khúc Thừa Mỹ nối chức, yêu cầu nhà Lương cho làm Tiết Độ Sứ. Khi ấy nhà Nam Hải chiếm đất Phiên Ngung, đem quân đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi đặt Thứ Sử. viên tướng của Khúc là Dương Đình Nghệ nổi lên đánh châu thành, tự xưng là Tiết Độ Sứ, sau bị nha tướng là Kiều Công Tiến giết chết. Khi ấy có một biệt tướng của Diên Nghệ giết Tiến, đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, tự xưng là vua đóng đô ở Loa thành(Cổ Loa ngày nay)

-Vào thế kỷ thứ XV sau cuộc bảo vệ đất nước của nhà Hồ thất bại nước ta bị ách thống trị của Nhà Minh -Trong thời kỳ này sử còn ghi lại một sự kiện:Vào mùa xuân năm 1418 Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa thì 1419 tại châu Hạ Hồng, Trịnh Công Chứng và Lê Hành dấy quân đánh Tống binh Lý Bân của nhà Minh ở vùng Bắc

Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập nên một vương triều phong kiến cực thịnh ở Việt Nam. Ở thời điểm đó Ninh Giang chứng kiến sự kiện lạ, sử cũ ghi: "Mùa hạ, tháng tư năm 1443, có rồng hiện ở bến đò Hóa(huyện Vĩnh Lại)"

-Đầu thế kỳ thứ XVI nhà Lê bước vào thời suy vong Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, trong nước diễn ra nhiều cuộc chiến một bên là Chúa Trịnh(dưới danh nghĩa Phù Lê) và một bên là Mạc. Đây là thờ kỳ nội chiến kéo dài, chiến tranh xảy ra liên miên. Ninh Giang nằm trong vùng chiến ác liệt. Tháng 2/1959 sau khi thu phục xứ Hải Dương Trịnh Tùng sai quân đến xã Thanh Giang(huyện Vĩnh Lại) đóng quân vài hôm rồi về kinh.

-Năm 1594 phủ Hạ Hồng có nhiều quân cát cứ chống Trịnh Tùng. Tháng 7 năm ấy Mạc Kính Chương chiếm huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ, còn huyện Vĩnh Lại có Lai Quận Công. Những năm ấy xứ Hải Dương mất mùa to, chết đói 1/3.

-Năm 1595 Trịnh Tùng cử Trịnh Văn chương về trấn giữ huyện Vĩnh Lại. Năm 1598 Nguyễn Hoàng lại được cử về xứ Hải Dương dẹp quân chống đối. Thời Lê Trung Hưng vào năm 1740 có nhiều cuộc nôit dậy chống nhà Chúa: Thái Bình có Công Chất, Nam Hà có Tú Cao, Vĩnh Phú có Nguyễn Danh Phương và Hải Dương có Hữu Cầu(Quận He), Ninh Giang là một trong những địa bàn hoạt động của Quận He. Tại đất Tranh Xuyên có những trân j giao tranh quyết liệt giữa quân nổi dậy và quân Triều đình. Một lần quân Triều đình bị vây ở đât Tứ Kỳ, danh tướng Triều đình là Hoàng Ngũ Phúc phải đến giải vây, Khi qua vùng Ninh Giang bị quân nổi dậy chặn đánh gây nhiều thiệt hại. Triều đình phải cử quân của Phạm Đình Trọng về đánh quân của Nguyễn Hữu Cầu ở ngã ba sông Tranh. Lần ấy quân Nguyễn Hữu Cầu thua chạy.

-Vào đời Gia Long 1808 vùng Hải Dương có quân Tàu Ô làm loạn. Nhân dân huyện Vĩnh Lại và một số huyện trong vùng cùng quân Triều Đình chiến đấy anh dũng, bắt được nhiều giặc, được Vua ban thưởng.

Vào đời Tự Đức(1858), Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của Pháp vào nước ta. Tại Hải dương nhiều huyện như Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Gia Lộc, thành Hải Dương bị giặc chiếm đóng, triều đình phải huy động quân từ nhiều tỉnh, kể cả Thanh Hóa và Nghệ An, có lúc số quân huy động lên tới 15000 quân cùng nhiều thuyền tàu và đại bác dẹp giặc.


Thông tin về Hải Dương:

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2.

Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.

Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469. Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 10 huyện:
    
Thành phố Hải Dương 17 phường, 4 xã: Phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Phú,Tân Bình, Thanh Bình, Lê Thanh Nghị, Hải Tân, Tứ Minh, Việt Hòa, Nhị Châu, Ái Quốc, Thạch Khôi. Xã Nam Đồng, xã An Châu, xã Tân Hưng, xã Thượng Đạt.
    
Thị xã Chí Linh 8 phường, 12 xã: Phường Phả Lại, Sao Đỏ, Bến Tắm, Thái Học, Văn An, Chí Minh, Hoàng Tân, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Hưng Đạo, Lê Lợi, xã Hoàng Tiến, Cổ Thành, Văn Đức, Nhân Huệ, An Lạc, Kênh Giang, Đồng Lạc, Tân Dân.
    
Huyện Nam Sách 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Nam Sách, Xã Nam Hưng, Nam Tân, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Thanh Quang, Quốc Tuấn, Nam Chính, An Bình, Nam Trung, An Sơn, Cộng Hòa, Thái Tân, An Lâm, Phú Điền, Hồng Phong, Đồng Lạc, Minh Tân,Nam Hồng.
    
Huyện Kinh Môn 3 thị trấn, 22 xã: Kinh Môn (thị trấn) (An Lưu cũ), thị trấn Phú Thứ, thị trấn Minh Tân, Xã Bạch Đằng, Xã Thất Hùng, Xã Lê Ninh, Xã Hoành Sơn, Xã Phúc Thành B, Xã Thái Sơn, Xã Duy Tân, Xã Tân Dân, Xã Quang Trung, Xã Hiệp Hòa, Xã Phạm Mệnh, Xã Thăng Long, Xã Lạc Long, Xã An Sinh, Xã Hiệp Sơn, Xã Thượng Quận, Xã An Phụ, Xã Hiệp An, Xã Long Xuyên, Xã Thái Thịnh, Xã Hiến Thành, Xã Minh Hòa.
    
Huyện Kim Thành 1 thị trấn, 20 xã: Phú Thái, Kim Thành, Xã Lai Vu, Xã Cộng Hòa, Xã Thượng Vũ, Xã Cổ Dũng, Xã Việt Hưng, Xã Tuấn Hưng, Xã Kim Xuyên, Xã Phúc Thành A, Xã Ngũ Phúc, Xã Kim Anh, Xã Kim Lương, Xã Kim Tân, Xã Kim Khê, Xã Kim Đính, Xã Cẩm La, Xã Bình Dân, Xã Tam Kỳ, Xã Đồng Gia, Xã Liên Hòa, Xã Đại Đức.
    
Huyện Thanh Hà 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Thanh Hà, Xã Hồng Lạc, Xã Việt Hồng, Xã Quyết Thắng, Xã Tân Việt, Xã Cẩm Chế, Xã Thanh An, Xã Thanh Lang, Xã Tiền Tiến, Xã Tân An, Xã Liên Mạc, Xã Thanh Hải, Xã Thanh Khê, Xã Thanh Xá, Xã Thanh Xuân, Xã An Lương, Xã Thanh Thủy, Xã Phượng Hoàng, Xã Thanh Sơn, Xã Hợp Đức, Xã Trường Thành, Xã Thanh Bính, Xã Thanh Hồng, Xã Thanh Cường, Xã Vĩnh Lập.
    
Huyện Cẩm Giàng 2 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Lai Cách, Xã Cẩm Hưng, Xã Cẩm Hoàng, Xã Cẩm Văn, Xã Ngọc Liên, Xã Thạch Lỗi, Xã Cẩm Vũ, Xã Đức Chính, Xã Cẩm Sơn, Xã Cẩm Định, Xã Kim Giang, Xã Lương Điền, Xã Cao An, Xã Tân Trường, Xã Cẩm Phúc, Xã Cẩm Điền, Xã Cẩm Đông, Xã Cẩm Đoài.

Huyện Bình Giang 1 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Kẻ Sặt, Xã Hưng Thịnh, Xã Vĩnh Tuy, Xã Hùng Thắng, Xã Tráng Liệt, Xã Vĩnh Hồng, Xã Long Xuyên, Xã Tân Việt, Xã Thúc Kháng, Xã Tân Hồng, Xã Bình Minh, Xã Hồng Khê, Xã Thái Học, Xã Cổ Bi, Xã Nhân Quyền, Xã Thái Dương, Xã Thái Hòa, Xã Bình Xuyên.
    
Huyện Gia Lộc 1 thị trấn, 22 xã: Thị trấn Gia Lộc, Xã Liên Hồng, Xã Thống Nhất, Xã Trùng Khánh, Xã Gia Xuyên, Xã Yết Kiêu, Xã Gia Hòa, Xã Phương Hưng, Xã Gia Tân, Xã Tân Tiến, Xã Gia Khánh, Xã Gia Lương, Xã Lê Lợi, Xã Toàn Thắng, Xã Hoàng Diệu, Xã Hồng Hưng, Xã Phạm Trấn, Xã Đoàn Thượng, Xã Thống Kênh, Xã Quang Minh, Xã Đồng Quang, Xã Nhật Tân, Xã Đức Xương.
    
Huyện Tứ Kỳ 1 thị trấn, 26 xã: Thị trấn Tứ Kỳ, Xã Ngọc Sơn, Xã Kỳ Sơn, Xã Đại Đồng, Xã Hưng Đạo, Xã Ngọc Kỳ, Xã Bình Lăng, Xã Tứ Xuyên, Xã Tái Sơn, Xã Quang Phục, Xã Đông Kỳ, Xã Tây Kỳ, Xã Dân Chủ, Xã Tân Kỳ, Xã Quang Khải, Xã Đại Hợp, Xã Quảng Nghiệp, Xã An Thanh, Xã Minh Đức, Xã Văn Tố, Xã Quang Trung, Xã Phượng Kỳ, Xã Cộng Lạc, Xã Tiên Động, Xã Nguyên Giáp, Xã Hà Kỳ, Xã Hà Thanh.
   
Huyện Ninh Giang 1 thị trấn, 27 xã: Thị trấn Ninh Giang, Xã Quyết Thắng, Xã ứng Hoè, Xã Nghĩa An, Xã Hồng Đức, Xã Ninh Hòa, Xã An Đức, Xã Vạn Phúc, Xã Tân Hương, Xã Ninh Thành, Xã Vĩnh Hòa, Xã Đông Xuyên, Xã Hoàng Hanh, Xã Quang Hưng, Xã Tân Phong, Xã Ninh Hải, Xã Đồng Tâm, Xã Tân Quang, Xã Kiến Quốc, Xã Hồng Thái, Xã Hồng Dụ, Xã Văn Hội, Xã Hưng Thái, Xã Hồng Phong (cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong: http://hongphong.gov.vn), Xã Hiệp Lực, Xã Hồng Phúc, Xã Hưng Long, Xã Văn Giang.
    
Huyện Thanh Miện 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Thanh Miện, Xã Thanh Tùng, Xã Phạm Kha, Xã Ngô Quyền, Xã Đoàn Tùng, Xã Hồng Quang, Xã Tân Trào, Xã Lam Sơn, Xã Đoàn Kết, Xã Lê Hồng, Xã Tứ Cường, Xã Hùng Sơn, Xã Ngũ Hùng, Xã Cao Thắng, Xã Chi Lăng Bắc, Xã Chi Lăng Nam, Xã Thanh Giang, Xã Diên Hồng, Xã Tiền Phong.

Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha.

Hệ thống đô thị được định hướng gồm Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước năm 2020 là hạt nhân; TX Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2015; thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV khoảng năm 2025... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật…
Đặt xe TRỰC TUYẾN
Tổng đài 24/7 Zalo/Viber: 0976096161

Cam kết giá tốt nhất

Miễn phí hủy

Bồi thường nếu sai giờ

Có hóa đơn

Phục vụ trên cả nước